Lịch sử Quân_lực_Việt_Nam_Cộng_hòa

Thời kỳ trước khi Quốc gia Việt Nam thành lập (1946–1949)

Trong suốt thời gian chiếm đóng Đông Dương, quân đội Pháp có tuyển những người Việt phục vụ trong quân đội để đáp ứng nhu cầu chiến trường. Các quân nhân này được đào tạo theo quy chế Pháp và đại đa số là binh lính, hạ sĩ quan với một số rất ít sĩ quan.

Khi chiến tranh lan rộng, để huy động thêm nhân lực, người Pháp đã thành lập các Lực lượng phụ thuộc (Forces suppletives) bao gồm lính được tuyển mộ tại địa phương do sĩ quan Pháp chỉ huy. Ngày 1 tháng 10 năm 1946, Vệ binh Cộng hòa Nam Kỳ được thành lập, là Lực lượng quân sự đầu tiên của Chính phủ Cộng hòa Tự trị Nam Kỳ. Ngày 9 tháng 6 năm 1948, Lực lượng này được đổi tên thành Vệ binh Nam Việt. Ngày 12 tháng 4 năm 1947, Lực lượng Bảo vệ quân ra đời tại Huế, năm 1948 đổi tên thành Việt binh đoàn. Tháng 7 năm 1948, Lực lượng quân sự người Việt tại Bắc Kỳ ra đời mang tên Bảo chính đoàn. Thực chất, đây là những Lực lượng quân sự địa phương, tổ chức để hỗ trợ cho quân đội Pháp, về nguyên tắc trực thuộc chính quyền người Việt, trên thực tế vẫn do các sĩ quan Pháp chỉ huy.

Thời kỳ Quốc gia Việt Nam (1949–1955)

Lính Quân đội Quốc gia Việt Nam làm lễ chào cờ Pháp và cờ Quốc gia Việt Nam tại huyện Tiên Du, tỉnh Bắc NinhSĩ quan Pháp trao huân chương cho binh lính quân đội Quốc gia Việt Nam

Theo Hiệp ước Élysée ngày 8 tháng 3 năm 1949, Quốc gia Việt Nam được thành lập, có quân đội và cơ quan ngoại giao riêng. Theo nghị định quốc phòng ngày 13 tháng 4 năm 1949, một Lực lượng Quân đội Quốc gia được thành lập, lấy tên là Vệ binh Quốc gia[6] Các lực lượng Vệ binh Nam Việt, Việt binh đoàn, Bảo chính đoàn và Vệ binh sơn cước được chuyển sang Vệ binh Quốc gia.

Trong nỗ lực thành lập Quân đội Quốc gia, vấn đề cơ bản là đào tạo sĩ quan và hạ sĩ quan. Quốc gia Việt Nam thừa nhận tình trạng thiếu những người được huấn luyện quân sự nhưng tuyên bố vì lý do chính trị, việc sử dụng sĩ quan Pháp là trở ngại. Trong khi đó Pháp lại không chấp nhận trang bị vũ khí cho những đơn vị Quân đội Quốc gia mới thành lập trừ khi Việt Nam chấp nhận một tỷ lệ nhất định sĩ quan nước ngoài trong Quân đội Quốc gia trong thời gian sĩ quan Việt Nam đang được đào tạo tại những cơ sở huấn luyện mới thành lập. Pháp có trách nhiệm hỗ trợ Việt Nam trong công tác huấn luyện sĩ quan.[7]

Ngày 11 tháng 5 năm 1950, Thủ tướng Trần Văn Hữu tuyên bố chính thức thành lập Vệ binh Quốc gia Việt Nam với quân số lúc đó là 60.000 người [8].

Ngày 8 tháng 12 năm 1950, Quốc gia Việt Nam và Pháp ký Hiệp định quân sự thành lập Quân đội Quốc gia bằng cách đặt một số đơn vị quân đội người Việt do Pháp thành lập dưới quyền chỉ huy của Quốc gia Việt Nam. Dự kiến quân đội này sẽ bao gồm 120.000 quân và 4.000 sĩ quan. Tất cả sĩ quan đều phải là người Việt.[7] Quốc trưởng Bảo Đại là Tổng chỉ huy quân đội này từ năm 1950 đến 1955.

Sau hai lần thay đổi nội các, Quốc trưởng Bảo Đại ký Dụ số 43 ngày 23 tháng 5 năm 1952 thành lập Bộ Tổng tham mưu Quân đội Quốc gia. Tổng tham mưu trưởng đầu tiên là một sĩ quan người Việt quốc tịch Pháp, nguyên Đại tá Chánh Võ phòng của Quốc trưởng, tân Thiếu tướng Nguyễn Văn Hinh. Trụ sở Bộ Tổng tham mưu đặt tại số 1 đường Galiéni, tức thành Ô Ma (Camp Aux Mares), Sài Gòn [9]. Toàn Việt Nam được phân thành 4 quân khu đầu tiên và một số sĩ quan cấp tá người Việt đã được bổ nhiệm vào chức vụ Tư lệnh Quân khu. Đệ Nhất Quân khu tại Nam Việt (Tư lệnh: Đại tá Lê Văn Tỵ), Đệ Nhị Quân khu tại Trung Việt (Tư lệnh: Trung tá Nguyễn Ngọc Lễ), Đệ Tam Quân khu tại Bắc Việt (Tư lệnh: Trung tá Nguyễn Văn Vận), Đệ Tứ Quân khu tại Cao nguyên Trung phần (Tư lệnh: Trung tá Linh Quang Viên). Cùng năm, Binh chủng Hải quânBinh chủng Nhảy dù được thành lập.[10] Tuy vậy, các Tư lệnh chiến trường của Pháp lại có quyền yêu cầu các đơn vị của Quốc gia Việt Nam hỗ trợ trong các cuộc hành quân.

Để đẩy mạnh hơn nữa việc tuyển quân, từ năm 1953, Chính quyền Quốc gia Việt Nam cho thực hiện cuộc Tổng động viên với lệnh tất cả thanh niên tuổi từ 18 đến 33 phải ghi danh[11]. Quân đội Quốc gia phát triển nhanh chóng về số lượng. Khi hội nghị Genève được ký kết đã có 82 Tiểu đoàn Việt Nam, 81 Tiểu đoàn khinh quân và 5 Tiểu đoàn Nhảy dù, 8 nhóm Pháo binh, 5 nhóm Vận tải và 5 Tiểu đoàn Công binh, tổng cộng là 272.000 người (chưa kể 3 Trung đoàn Cơ giới, các đơn vị Tuần binh, quân đội của các Giáo phái và Bình Xuyên và không kể số lính da vàng trong các đơn vị da trắng). Số tiền người Pháp bỏ ra để trang bị và duy trì hoạt động của Quân đội này là: 524 tỉ francs năm 1952, 585 tỉ năm 1953, 575 tỉ năm 1954.

Đài Tiếng nói Việt Nam nhận định: "Quân đội “Quốc gia Việt Nam” của Bảo Đại là để bảo vệ nền thống trị của người Pháp ở Đông Dương. Viên tướng tư lệnh Phạm Văn Phú, kẻ đã bại trận thảm hại tại chiến trường Tây Nguyên năm 1975, cũng từng là lính Việt chiến đấu hăng hái bên các chiến hữu Pháp tại Điện Biên Phủ năm 1954. Tại Điện Biên, ông Phạm Văn Phú khi đó đã si mê hát Quốc ca Pháp, hô hào các binh sĩ ngụy khác đánh trả quân đội Việt Minh của tướng Võ Nguyên Giáp".[12]

Edmund A. Gullion, Bí thư Cố vấn Pháp ở Sài Gòn (từ 1950) cho rằng: "Thật khó mà truyền được một tinh thần dân tộc hăng say vào một đội quân người bản xứ mà sĩ quan và hạ sĩ quan của họ đều là người Pháp da trắng…". Trong tổng số quân Pháp tại Điện Biên Phủ ngày 6/5/1954, người Việt chiếm gần 3% số sĩ quan, 16,2% số hạ sĩ quan, 39,2% số lính. Tuy nhiên binh lính quân đội Quốc gia Việt Nam có tinh thần chiến đấu thấp và có rất ít quyền tự quyết định các vấn đề chiến thuật và chiến lược, và họ cũng có rất ít lý do để chiến đấu một cách mãnh liệt trong một cuộc chiến tranh của người Pháp[13].

Sau chiến bại của Pháp tại trận Điện Biên Phủ, binh sỹ Quân đội Quốc gia mất tinh thần, đào ngũ hàng loạt. Sách Quân lực Việt Nam Cộng hòa trong giai đoạn hình thành 1946-1955 của Việt Nam Cộng hòa mô tả thời kỳ này như sau[14]:

Người lính quốc gia đã không còn tinh thần để chiến đấu vì trước đà thắng thế của đối phương, phải liên miên chịu đựng áp lực nặng nề, vừa chiến đấu mệt mỏi, không được nghỉ ngơi, không được bổ sung, vừa bị khủng hoảng tinh thần bởi các sự tuyên truyền của đối phương nên đã đào ngũ khá nhiều. Từ ngày 21/7 đến ngày 20/8/1954, chỉ trong 1 tháng, số đào ngũ ở miền Bắc lên tới 21.421 người, gồm 112 sĩ quan, 1.031 hạ sĩ quan và 20.278 binh sĩ. Số đào ngũ vẫn gia tăng vào những tháng chót.

Quân đội Việt Nam Cộng hòa (1955–1963)

Quân lực Việt Nam Cộng hòa
Binh chủng
Lục quân
Hải quân
Không quân
Dấu hiệu/Cấp bậc
Quân hàm
Phù hiệu các đơn vị
Hiệu kỳ các đơn vị
Lịch sử
Tiến trình phát triển
Các đại đơn vị
Các tướng lãnh
Bản đồ VNCH và 4 vùng chiến thuật

Năm 1955, sau khi Quốc trưởng Bảo Đại bị truất phế, Thủ tướng Ngô Đình Diệm tuyên bố thành lập Việt Nam Cộng hòa, và Quân đội Quốc gia được đổi tên thành Quân đội Việt Nam Cộng hòa. Cùng năm, Bộ Tổng tham mưu không còn tùy thuộc hệ thống chỉ huy của Pháp.

Cũng trong năm này, khối bộ binh được tổ chức là bốn Sư đoàn dã chiến mang phiên hiệu 1, 2, 3 và 4 với quân số hơn 8.500 người mỗi sư đoàn, là các đơn vị có biên chế, trang bị mạnh, được huấn luyện tác chiến chính quy để đảm đương nhiệm vụ chủ yếu là ngăn chặn sự xâm nhập của quân chủ lực miền Bắc. Sáu Sư đoàn khinh chiến mang phiên hiệu 11, 12, 13, 14, 15 và 16 với quân số hơn 5.000 người mỗi sư đoàn, là các đơn vị được tổ chức biên chế, trang bị gọn nhẹ hơn, đảm nhận nhiệm vụ chủ yếu là bảo đảm an ninh nội địa, kết hợp tiếp sức chi viện cho các Sư đoàn dã chiến khi cần.

Năm 1956, trụ sở Bộ Tổng tham mưu dời về trại Trần Hưng Đạo (tức Camp Chanson trước kia). Các Quân khu được tổ chức lại thành 6 quân khu gồm Đệ nhất Quân khu (Miền đông Nam phần)[15] Đệ nhị Quân khu (Bắc duyên hải Trung phần)[16], Đệ tam Quân khu (Bắc cao nguyên và trung duyên hải Trung phần)[17], Đệ tứ Quân khu (Nam cao nguyên Trung phần và nam duyên hải Trung phần)[18], Đệ Ngũ Quân khu (Miền tây Nam phần)[19] và Quân khu Thủ đô (Khu vực Đô thành Sài Gòn)[20] Cùng năm, Hải quân Việt Nam Cộng hòa bắt đầu tiếp nhận tàu chiến từ Hải quân Hoa Kỳ, gồm 31 chiến hạm với 193 chiến đỉnh[21], đến 1963 mới chấm dứt.

Năm 1957, Quân đoàn I và Quân đoàn II được thành lập[22]. Cùng năm, thành lập Binh chủng Lực lượng đặc biệt, huấn luyện sĩ quan và hạ sĩ quan tại trường Biệt động đội ở Đồng Đế, và đơn vị đầu tiên mang tên Liên đội Quan sát Số 1.

Đầu năm 1959, những sư đoàn khinh chiến và dã chiến được tổ chức lại thành các sư đoàn bộ binh. Giải thể ba sư đoàn 12, 13 và 16 khinh chiến và tái phối trí về các sư đoàn còn lại để thành lập 7 đơn vị bộ binh là các sư đoàn: 1, 2, 5, 7, 21, 22, 23, với quân số hơn 10.500 người mỗi sư đoàn. Ngày 1 tháng 3 năm 1959, Quân đoàn III được thành lập lâm thời[23]. Cùng năm, Lữ đoàn Thủy quân Lục chiến tách ra khỏi Hải quân và trở thành Lực lượng Tổng trừ bị.

Ngày 1 tháng 7 năm 1960, Binh chủng Biệt động quân được thành lập với 50 đại đội và bắt đầu hoạt động sâu trong vùng kiểm soát của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Đại đơn vị Cảnh sát Quân sự cũng được tái tổ chức ngày 1 tháng 10, tập hợp các đơn vị cũ từ năm 1948 dưới tên mới là Quân cảnh.[24] Cùng năm, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa ban hành động viên từng phần. Theo đó thì tất cả những thanh niên trong lứa tuổi quân dịch (18-35) phải vào quân ngũ trong một thời gian[25]

Ngày 11 tháng 11 năm 1960, Đại tá Nguyễn Chánh Thi đã chỉ huy một số đơn vị thuộc Lữ đoàn Nhảy dù, Biệt động quân, Thiết giáp... làm đảo chính quân sự. Tuy nhiên, cuộc đảo chính bị dập tắt nhanh chóng.

Ngày 13 tháng 4 năm 1961, Tổng thống Ngô Đình Diệm ra sắc lệnh số SL.98/QP chia lại lãnh thổ thành ba vùng chiến thuật và Biệt khu Thủ đô. Vùng 1 chiến thuật gồm các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi, do Quân đoàn I trấn đóng. Vùng 2 chiến thuật gồm Cao nguyên Trung phần và các tỉnh duyên hải nam Trung phần từ Bình Định vào tới Bình Thuận, do Quân đoàn II trấn đóng. Vùng 3 chiến thuật gồm các tỉnh từ Bình Tuy vào đến Cà Mau do Quân đoàn III trấn đóng. Biệt khu Thủ đô gồm Đô thành Sài Gòn và tỉnh Gia Định.

Năm 1962, Liên đoàn Nhảy dù gồm các tiểu đoàn 1, 3, 4, 5, 6, 7 và 8, tiền thân là các Tiểu đoàn nhảy dù thuộc địa của Pháp, được phát triển thành Lữ đoàn Nhảy dù. Liên đoàn 31 Lực lượng Đặc biệt cũng được thành lập. Các đơn vị Không quân tác chiến và yểm trợ tác chiến được tăng lên cấp Không đoàn tại mỗi Quân đoàn, gồm các Không đoàn 41 (Đà Nẵng), 62 (Pleiku), 23 (Biên Hòa), 33 (Tân Sơn Nhất), 74 (Cần Thơ). Cùng năm, hai sư đoàn 9 và 25 bộ binh cũng được thành lập, nâng cấp số đơn vị bộ binh lên thành 9 Sư đoàn.

Ngày 1 tháng 1 năm 1963, Tổng thống Ngô Đình Diệm cho thành lập Quân đoàn IV và Vùng 4 chiến thuật. Theo đó, cơ cấu các vùng chiến thuật và các đơn vị cơ hữu quân đoàn được tổ chức lại như sau:

Quân lực Việt Nam Cộng hòa (1963-1975)

Một sĩ quan tươi cười chụp ảnh bên xác Ngô Đình Diệm, người vừa bị Quân lực VNCH đảo chính và giết chết

Sau cuộc đảo chính ngày 1/11/1963 lật đổ chính tổng thống VNCH là Ngô Đình Diệm, các tướng lĩnh Quân đội Việt Nam Cộng hòa nắm quyền chính trị. Ngày 27/11/1964, Hội đồng Quân lực phân định lại các Vùng chiến thuật, tách Biệt khu Thủ đô và Đặc khu Rừng Sác thành khu chiến thuật độc lập khỏi Vùng 3 chiến thuật.

Năm 1965, Hội đồng Quân lực quyết định đổi danh xưng Quân đội Việt Nam Cộng hòa thành Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Đồng thời thành lập thêm Sư đoàn 10 bộ binh (đặt trực thuộc Quân đoàn III, năm 1967 đổi tên thành Sư đoàn 18 bộ binh), nâng tổng số đơn vị đoàn bộ binh lên thành 10 sư đoàn. Cùng năm, Lữ đoàn Nhảy dù phát triển thành Sư đoàn Nhảy dù.

Tháng 7 năm 1970, các Vùng chiến thuật được đổi tên trở lại thành các Quân khu. Tính đến thời điểm này, Quân lực Việt Nam Cộng hòa có quân số lên đến 1 triệu quân, được trang bị 1 triệu súng M-16, 12.000 súng máy M-60, 40.000 súng phóng lựu (grenade launcher) M-79, và 2.000 lựu pháo (howitzer) và súng cối hạng nặng (heavy mortar)[26]. Đồng thời phát triển lực lượng Không quân, lấy nòng cốt từ các Không đoàn trên 4 Quân khu để thành lập 4 Sư đoàn: Sư đoàn 1 tại Đà Nẵng, Sư đoàn 2 tại Nha Trang, Sư đoàn 3 tại Biên Hòa và Sư đoàn 4 tại Cần Thơ. Cùng năm, giải tán Lực lượng đặc biệt để sáp nhập một số qua Biệt động quân, số còn lại trở thành Liên đoàn 81 Biệt cách dù.

Năm 1971, thành lập Sư đoàn 5 Không quân làm đơn vị Tổng trừ bị cho Bộ Tổng tham mưu. Tháng 10 cùng năm Sư đoàn 3 bộ binh được thành lập, trở thành Sư đoàn bộ binh thứ 11 và cũng là đơn vị chủ lực quân con út của Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Cuối năm, cải tổ lại Lực lượng Biệt động quân sau khi đồng hóa Lực lượng Dân sự chiến đấu thành các Tiểu đoàn Biệt động quân Biên phòng và thành lập tại mỗi Quân khu một Bộ chỉ huy Biệt động quân.

Năm 1972, thành lập thêm Sư đoàn 6 Không quân tại Pleiku, hoạt động trên vùng trời và trách nhiệm với chiến trường Cao nguyên Trung phần.

Năm 1973, một lần nữa Biệt động quân lại được cải tổ. Nâng tổng số Lực lượng này thành 15 Liên đoàn, một số là đơn vị Tổng trừ bị cho Bộ Tổng tham mưu, số còn lại Tổng trừ bị cho các Quân khu. Cuối năm 1974 và đầu năm 1975, thành lập thêm 2 đơn vị nữa là Liên đoàn 8 và 9, nâng tổng số Binh chủng Biệt động quân lên thành 17 Liên đoàn.

Liên quan

Quân đội nhân dân Việt Nam Quân chủng Hải quân, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân chủng Phòng không – Không quân, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân khu 7, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân khu 1, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc Quân khu 5, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân khu 2, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân khu 9, Quân đội nhân dân Việt Nam Quần đảo Trường Sa

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Quân_lực_Việt_Nam_Cộng_hòa http://monumentaustralia.org.au/themes/conflict/vi... http://news.abs-cbn.com/global-filipino/07/11/11/s... http://baocalitoday.com/vn/tin-tuc/cong-dong/vietn... http://www.bietdongquan.com/ http://www.buttondepress.com/secretstuff/ttu2006/r... http://www.doisongphapluat.com/phap-1uat/ho-so-vu-... http://www.ebay.com/itm/flag93-Vietnam-RVN-flag-Ai... http://ic.galegroup.com/ic/uhic/ReferenceDetailsPa... http://www.greenspun.com/bboard/q-and-a-fetch-msg.... http://www.kbc4100.com/TSU.htm